Connect with us

Hi, what are you looking for?

Bật Mí Showbiz 24H

Những gia tộc cải lương lừng danh: Gánh hát Phước Cương diễn trên đất Pháp


Trong một lần vua Thành Thái đi du ngoạn phương Nam, cô đào Ba Ngoạn đã lọt vào mắt vua. Nhà vua vốn cũng có tâm hồn nghệ sĩ, nên hai người tâm đầu ý hợp, và cuộc tình ngắn ngủi đã sinh ra Nguyễn Ngọc Cương (cha của NSND Kim Cương). Thời cuộc loạn ly, cả gia đình đều giấu kín chuyện này, đến sau 1975 thì gia tộc của vua ở Huế vào tìm gặp Kim Cương. Kim Cương cũng có ra Huế thăm gia tộc và hiện trên bàn thờ của gia đình Kim Cương vẫn đặt hình vua Thành Thái.

Bà Ba Ngoạn cho Nguyễn Ngọc Cương sang Pháp du học ngành y. Nhưng cậu con trai của bà lại mang dòng máu nghệ thuật, nên chuyển sang học sân khấu của Pháp. Chính những kiến thức đó khiến ông khi trở về nước đã áp dụng vào cải lương, đưa cải lương lên một tầm chuyên nghiệp đáng nể.

Ông Nguyễn Ngọc Cương thừa kế gánh hát bội của mẹ, nhưng đổi tên thành Phước Cương và chuyển sang diễn cải lương vào năm 1926. Nói đúng hơn, đầu thập niên 1920, cải lương mới ở hình thức ca ra bộ, và những gánh hát đầu tiên nổi đình nổi đám như gánh Thầy Năm Tú, gánh Tân Thinh, gánh Trần Đắc…

Đến lượt Nguyễn Ngọc Cương, ông kết hợp với người bạn du học chung tại Pháp là Bạch công tử để gánh Phước Cương có thể mang dấu ấn sân khấu một cách rõ ràng hơn. Nói thêm một chút về Bạch công tử, ông tên thật là Lê Công Phước, dòng dõi giàu nức tiếng ở Mỹ Tho, người cùng thời với Hắc công tử Trần Trinh Huy ở Bạc Liêu, đều nổi tiếng ăn chơi phóng khoáng. Còn ông Nguyễn Ngọc Cương lại có biệt danh “công tử hột xoàn” bởi ông luôn gắn cái hột xoàn trên áo. Vì đều mê nghệ thuật nên Lê Công Phước và Nguyễn Ngọc Cương cùng đầu tư cho gánh hát, lấy một chữ trong tên mỗi người ráp lại thành gánh Phước Cương.

Những gia tộc cải lương lừng danh: Gánh hát Phước Cương diễn trên đất Pháp

Nguyễn Ngọc Cương đem những cuốn tiểu thuyết của Victor Hugo nhờ nghệ sĩ Năm Châu (NSND Nguyễn Thành Châu) dịch ra tiếng Việt, hoặc ông cùng dịch với Năm Châu để gánh Phước Cương có kịch bản biểu diễn. Có thể nói đây là những kịch bản đầu tiên của cải lương mang tính chuyên nghiệp và gần gũi với khán giả trí thức thành thị, vốn là đối tượng khó tính, đòi hỏi vở diễn vừa phải hấp dẫn mà văn chương cũng phải sâu sắc. Nghệ sĩ Năm Châu cũng ảnh hưởng Tây học, nên kịch bản ông soạn ra đều đáp ứng những tiêu chí mà ông bầu Nguyễn Ngọc Cương lẫn khán giả đòi hỏi.

Ngay cả việc tập tuồng, dàn dựng, Nguyễn Ngọc Cương cũng áp dụng kiến thức sân khấu học từ Pháp. Gánh Phước Cương lúc bấy giờ tập trung hàng loạt nghệ sĩ lừng lẫy như Năm Phỉ, Ba Vân, Phùng Há, Tám Danh, Ba Du, Hai Nữ… đi lưu diễn khắp ba miền, nơi nào cũng chinh phục khán giả. Sau này cô đào Phùng Há và Bạch công tử cưới nhau, tách ra khỏi gánh Phước Cương, thành lập gánh Huỳnh Kỳ, thì một mình ông bầu Nguyễn Ngọc Cương đảm nhiệm tất cả.

Advertisement. Scroll to continue reading.
Những gia tộc cải lương lừng danh: Gánh hát Phước Cương diễn trên đất Pháp

Một sự kiện chấn động làng cải lương là gánh Phước Cương dự Hội chợ đấu xảo quốc tế Paris tại Pháp năm 1931, bây giờ tương tự như liên hoan sân khấu. Cô đào Năm Phỉ đóng vai Bàng Quý Phi trong vở Xử án Bàng Quý Phi đã đoạt 4 huy chương, được khán giả và hơn 40 tờ báo tại Pháp ca ngợi. NSND Kim Cương nói: “Má Năm tôi hát tiếng Việt vậy mà khán giả Pháp vẫn hiểu cốt truyện, tâm lý nhân vật, rồi khóc luôn. Đó là do diễn xuất của bà hay đến nỗi vượt qua rào cản ngôn ngữ”.

 

Với danh tiếng đạt được, sau khi từ Pháp về, gánh Phước Cương cho diễn lại vở này liên tục tại nhiều rạp, doanh thu cao ngất và cô đào Năm Phỉ càng nổi tiếng lừng lẫy. Tóm lại, chỉ trong vòng 20 năm (từ 1925 – 1945), ông Nguyễn Ngọc Cương đã phát triển cải lương lên một tầm cao đáng nể.

 



Nguồn: https://molistar.com/hau-truong/nhung-gia-toc-cai-luong-lung-danh-ganh-hat-phuoc-cuong-dien-tren-dat-phap
Advertisement. Scroll to continue reading.
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright © 2022 BATMISHOWBIZ