Hãy luôn cảnh giác với điện thoại của mình, bởi có thể chúng đang bị các hacker xâm nhập với mục đích không tốt.
Đối với đa số bạn trẻ hiện nay, chiếc điện thoại thông minh đã trở thành vật bất ly thân. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người trẻ đi trên đường cầm trên tay chiếc điện thoại, hoặc là nghe nhạc và xử lý tác vụ trên chiếc điện thoại của mình. Tuy nhiên, ngày càng nhiều kẻ xấu lợi dụng các kẽ hở bảo mật để theo dõi các người dùng.
Bài viết này sẽ giúp chỉ ra 4 dấu hiệu thường thấy việc thoại của bạn đang bị cài phần mềm theo dõi. Cùng với đó sẽ là những giải pháp giúp bạn giải quyết được các sự cố này.
Tiêu tốn năng lượng nhanh bất ngờ
Dữ liệu di động hao hụt đột biến
Máy hoạt động bất thường
Những trường hợp điện thoại bị nóng, chậm, tự khởi động lại hoặc sập nguồn thì có thể do một số ứng dụng không xác định đang chạy ngầm trên điện thoại của bạn. Nếu kiểm tra không thấy có phần mềm nào đang chạy ngầm thì khả năng cao máy của bạn đang bị bên thứ ba tấn công từ xa. Nếu nó không phải đang phá vỡ hệ thống thì có thể đang bị khai thác thông tin từ các hacker.
Xuất hiện các thông điệp, thông báo, thậm chí là các âm thanh kì lạ
Nếu như điện thoại của bạn xuất hiện dấu hiệu này thì xin chia buồn, đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy điện thoại của bạn đã bị tấn công.
Vậy nên làm gì khi nghi ngờ điện thoại đang bị theo dõi?
Tiếp đó, hãy sử dụng các phần mềm anti-virus. Các ứng dụng này sẽ quét điện thoại của bạn để tìm ra các tệp, các ứng dụng độc hại và xóa chúng vĩnh viễn. Hiện nay có một số phần mềm bảo mật uy tín để phát hiện ra những phần mềm độc hại. Đồng thời, hãy lưu ý đến những dấu hiệu như micro hay camera trước tự hoạt động mà không có chủ đích.
Cuối cùng, hãy tìm lời khuyên, tư vấn từ đội ngũ uy tín. Hãy đến các trung tâm bảo hành, dịch vụ sửa chữa điện thoại… để nhận tư vấn về vấn đề này.
Cách bảo mật giúp điện thoại tránh bị hack, theo dõi
Trong quá trình sử dụng điện thoại, nếu bạn nhận được những tin nhắn cùng với những link liên kết mà không thể nhìn thấy đầy đủ URL thì tuyệt đối không được mở nó. Rất có thể đây là các đường dẫn lừa đảo, hoặc là một cách để các hacker xâm nhập vào máy của bạn.
Tiếp đó, nếu bạn sạc điện thoại qua máy tính lạ, hãy cẩn thận bằng cách chọn chế độ Charge Only (Chỉ sạc). Việc để các chế đọ khác sẽ vô tình chuyển các file trong điện thoại của bạn đến máy tính đó và tạo một đường liên kết cho các hacker cài đặt các phần mềm lạ lên máy của bạn.
Bên cạnh đó, hãy chú ý ngắt kết nối tự động với mạng WiFi công cộng. Bạn nên chọn những kết nối mạng được bảo vệ bằng mật khẩu, sử dụng công cụ kết nối theo cách thủ công. Đồng thời, trong khi đang sử dụng mạng WiFi công cộng thì bạn không nên mua hàng trực tuyến hoặc chuyển tiền.
Cuối cùng và cũng là điều không thể thiếu đó là bạn hãy đặt mật khẩu vào điện thoại của mình. Không bao giờ là thừa khi tạo lớp bảo mật đầu tiên cho vật bất ly thân của mình.