Connect with us

Hi, what are you looking for?

Bật Mí Showbiz 24H

Những “cây đại thụ” của làng cải lương lần lượt qua đời


Nghệ thuật cải lương đang hứng chịu những mất mát to lớn khi các nghệ sĩ tiền bối lần lượt qua đời.

Những

Dù lúc bạo bệnh, các bậc tiền bối vẫn dành thời gian đứng trên sân khấu trước khi qua đời. Sự ra đi của họ khiến người hâm mộ và đàn em không khỏi bàng hoàng và đau xót.

NSƯT Thanh Sang

Sau thời gian nhập viện do triệu chứng suy tim mạch, phổi, thận, xuất huyết não và hôn mê sâu, NSƯT Thanh Sang đã không qua khỏi và trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng vào rạng sáng 21/4. Rất nhiều nghệ sĩ lớn trong showbiz đã lặng người khi đón nhận tin buồn này như: NSƯT Hữu Châu, Hữu Quốc, Hoài Linh…

Những cây đại thụ của làng cải lương lần lượt qua đời
Nhắc đến NSƯT Thanh Sang, nhiều khán giả vẫn không sao quên được những vai diễn ấn tượng của ông như: Tạ Tốn (Cô gái Đồ Long), Long Hồ (Ông cò quận 9), Trần Minh (Bên cầu dệt lụa), Thi Sách (Tiếng trống Mê Linh), Lê Hoàn (Thái hậu Dương Vân Nga)… và rất nhiều vai của ông cùng cố NSƯT Thanh Nga.

“Sầu nữ” Út Bạch Lan

Từ đầu năm 2016, Út Bạch Lan bị phát hiện có khối u nguy hiểm ở vùng bụng và mắc bệnh liên quan đến gan. Bà trải qua vài đợt hóa trị tại bệnh viện. Sau đó, bà được người thân đưa về nhà để thuốc men, chăm sóc.

Những cây đại thụ của làng cải lương lần lượt qua đời

Dù sức yếu, bà vẫn nhiệt tình tham gia vài dự án cải lương và đóng góp ý kiến xây dựng vở diễn. Những năm cuối đời bà gắn bó với CLB sân khấu Lạc Long Quân và Câu lạc bộ sân khấu Hoa Lan Trắng để biểu diễn các chương trình văn nghệ từ thiện.

Bệnh tật cùng với tuổi già sức yếu, nghệ sĩ kỳ cựu của làng cải lương miền Nam Thanh Tòng đã từ trần vào sáng 22/9/2016 tại nhà riêng ở TP.HCM. 

Advertisement. Scroll to continue reading.
Những cây đại thụ của làng cải lương lần lượt qua đời

NSND Thanh Tòng được mệnh danh là “thống soái” của sân khấu cải lương tuồng cổ. Ông thuộc thế hệ thứ ba của đại gia đình cải lương. Ông nội của NSND Thanh Tòng là bầu Thắng, cha là nghệ sĩ Minh Tơ. Các nghệ sĩ Thành Lộc, Bạch Long, Bạch Lý, Bạch Lê, Bạch Lựu… đều là em cô cậu ruột của NSND Thanh Tòng cũng đang theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật.

NSƯT Kim Ngọc

NSƯT Kim Ngọc đột ngột ra đi vào đầu năm 2011 nguyên nhân là bà bị đột quỵ. Mẹ của Hiếu Hiền là một trong những nghệ sĩ lão làng của nghệ thuật cải lương. Hơn 50 năm trong nghề, NSƯT Kim Ngọc đã có một dấu ấn vô cùng mạnh mẽ trong lòng công chúng cả nước. Luôn là một người đi trước hướng dẫn tận tình cho lớp đàn em, nên sự ra đi của bà làm chấn động giới nghệ sĩ Sài thành.

Với con trai Hiếu Hiền, mẹ Kim Ngọc luôn là một người dìu dắt trong cuộc sống và hoạt động nghệ thuật. Tâm sự về người mẹ quá cố của mình, nam diễn viên từng nói: “Mẹ là biển trời tình thương không gì có thể thay thế, là người có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời tôi. Mẹ không chỉ sinh tôi ra mà còn gần gũi, dìu dắt tôi nhiều nhất từ đời riêng cho đến nghề diễn. Từ nhỏ, tôi đã thần tượng mẹ, nuôi ước mơ được đi hát với mẹ. Sau này, khi mẹ đã qua thời gian song tấu hài với anh Beo (Tấn Beo), anh Bảo Trí, tôi mới “liều mình” nhảy vào diễn với mẹ, gọi là nhóm “Mẹ và con”. Không ngờ hai mẹ con diễn rất hợp rơ, đi đâu cũng có nhau”.

NSND Phùng Há

Được coi là vị tổ cuối cùng của nghệ thuật cải lương Nam Bộ, vào lúc 0h30 sáng 5/7/2009, NSND Phùng Há đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM. Bà hưởng thọ 99 tuổi.

Advertisement. Scroll to continue reading.

Trong suốt 99 năm dương trần, NSND Phùng Há cống hiến phần lớn thời gian cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Ngoài ra bà còn sáng lập nên Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở quận 8, TP.HCM và chùa Nghệ sĩ ở quận Gò Vấp để chăm lo, nuôi dưỡng các nghệ sĩ già yếu, neo đơn. Bà cũng chu đáo lập nên cả nghĩa trang Nghệ sĩ cũng ở quận Gò Vấp làm nơi an táng các nghệ sĩ khi qua đời.

NSƯT Minh Phụng

Sau thời gian chống chọi với bệnh suy thận và hoại tử chân, sáng 29/11/2008, NSƯT Minh Phụng đã qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Ông là một trong những nghệ sĩ cải lương gạo cội của sân khấu miền Nam.

Gần 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, trong giai đoạn hưng thịnh nhất của bộ môn nghệ thuật này, nghệ sĩ Minh Phụng đã đi vào lòng khán giả mộ điệu với hình ảnh một kép đẹp, có giọng hát đặc trưng với thanh âm cao, ngọt ngào và sâu lắng.

Advertisement. Scroll to continue reading.
Những cây đại thụ của làng cải lương lần lượt qua đời

Diễn viên điện ảnh Y Phụng (hiện đang định cư tại Mỹ) đã về nước dự ngày giỗ của cha. Cô tâm sự: “Những ngày cuối đời cha tôi có nguyện vọng được sang Mỹ để thăm con gái và các cháu. Tuy nhiên căn bệnh hiểm nghèo đã không cho ba tôi thực hiện ước mơ cuối đời dù trước đó ông đã nhiều lần sang Mỹ biểu diễn phục vụ kiều bào. Năm nay, tôi đặt làm hai chiếc máy bay bằng giấy đặt tại mộ ba tôi, nhằm thỏa nguyện phần nào ước muốn được thăm con gái qua một chuyến đi dài”.

Thanh Nga

NSƯT Thanh Nga là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà còn được mệnh danh là “Nữ hoàng sân khấu” của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

Những cây đại thụ của làng cải lương lần lượt qua đời

Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa, Phụng Nghi đình, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng sóng Tiêu Tương… Ngoài cải lương, nghệ sĩ góp mặt trong nhiều phim điện ảnh như Loan mắt nhung, Xa lộ không đèn, Sau giờ giới nghiêm, Lan và Điệp

Nữ nghệ sĩ ra đi ở tuổi 36 vì bị sát hại khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Năm 1984, bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. 37 năm sau cái chết của nghệ sĩ tài danh, tên bà được đặt cho một con đường thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM.



Nguồn: https://molistar.com/hau-truong/nhung-cay-dai-thu-cua-lang-cai-luong-lan-luot-qua-doi
Advertisement. Scroll to continue reading.
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright © 2022 BATMISHOWBIZ