Tuy khoản đầu tư đã giảm giá trị khoảng một triệu USD, Didi Taihuttu vẫn tin rằng đây là thời điểm tốt để mua tiền mã hóa.
Lãi hơn 2.000% so với mức đầu tư ban đầu
“Hàng ngày tôi vẫn mua vào Bitcoin. Khi cả thế giới đang hoảng loạn vì Bitcoin rớt giá thì tôi lựa chọn làm kẻ ngoài cuộc và tiếp tục đầu tư vào đồng tiền này”, Didi Taihuttu chia sẻ với CNBC.
Giá cả biến động là một phần của thị trường tiền kỹ thuật số. Trong một thập kỷ vừa qua, Bitcoin đã trải qua 2 đợt rớt giá thê thảm. Trước đó, vào “mùa đông tiền mã hóa” năm 2018, đồng tiền này đã bốc hơi 80% giá trị và bất ngờ bật tăng đến mốc kỷ lục.
“Thị trường tiền số vẫn còn nhiều góc khuất mà người chơi có thể đặt niềm tin khi giá đồng lao dốc. Nếu mục tiêu đầu tư của bạn chỉ trong một tuần, một tháng hay một quý, biến động giá là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu có ý định đầu tư lâu dài hàng năm trời thì tiền mã hóa là một cơ hội tốt”, Matt Hougan, Giám đốc đầu tư của Bitwise Asset Management, chia sẻ.
“Tôi nghĩ mình sẽ mất 6 tháng để hiện thực hóa điều này. Sau đó, toàn bộ bãi biển đều sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin”, ông nói.
Chiến thuật 70/30
Song, theo CNBC, niềm tin của “gia đình Bitcoin” đang gặp phải thách thức lớn hơn bao giờ hết. Thị trường này đang trải qua thời kỳ đen tối khi giá trị các đồng liên tục giảm mạnh và các công ty tiền số gặp khủng hoảng.
Vì thế, để đứng vững trước cơn biến động giá, “gia đình Bitcoin” đã thực hiện chiến thuật đầu tư 70/30. Cụ thể, họ sẽ lưu trữ 70% tài sản của mình trong “ví lạnh” dưới hình thức ngoại tuyến nên có tính bảo mật cao, khó bị xâm nhập. Trong khi đó, 30% số đồng còn lại sẽ nằm trong “ví nóng” thông qua kết nối với Internet trên các sàn giao dịch hoặc ví điện tử.
Số tài sản được lưu trữ trong “ví nóng” phần lớn sẽ là đồng Bitcoin, phần còn lại là các đồng stablecoin như Tether, USDC và DAI. “Ví nóng” này sẽ cho phép chủ sở hữu tiền số truy cập tương đối dễ dàng để giao dịch và chi tiêu nhưng đồng thời cũng khiến họ dễ bị vướng vào các chiêu trò lừa đảo, trục lợi.
Theo CNBC, khối tài sản của gia đình Taihuttu được bảo vệ cẩn mật tại nhiều địa điểm khác nhau, trải dài qua 4 châu lục với hai điểm ở châu Âu, hai điểm ở châu Á, một ở Nam Mỹ và điểm cuối ở Australia. Chúng được giấu theo nhiều cách, ở nhiều địa điểm khác nhau, từ căn hộ cho thuê, nhà của bạn bè cho đến tủ đồ cá nhân.
“Ví lạnh thường đề cập đến tiền điện tử lưu trong các phần cứng có khóa riêng – mật khẩu cho phép chuyển coin ra khỏi ví – chứa trên máy tính không kết nối Internet. Do đó, tin tặc không thể xâm nhập và đánh cắp”, Philip Gradwell, chuyên gia kinh tế của công ty dữ liệu blockchain Chainalysis, cho biết.
Việc giấu tiền số kỹ càng ở khắp nơi trên thế giới như vậy không chỉ giúp Taihuttu tránh khỏi các đối tượng xấu, chuyên đi lừa đảo mà còn giúp ông không bị lung lay khi giá đồng lao dốc. “Tôi cho rằng nếu mang tiền mã hóa theo bên người, tôi sẽ dễ bị tác động tâm lý và bán bớt số Bitcoin của mình khi chúng rớt giá’, ông nói.