Những câu chuyện vượt cạn đầy nguy hiểm, đẫm nước mắt không hiếm, dù ở thời hiện đại y học đã phát triển.
Theo PGS. TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Chủ nhiệm bộ môn Sản phụ khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng Khoa Sản bệnh viện Hùng Vương cho biết: Ước tính đến năm 2019, tỷ lệ tử vong mẹ nước ta hiện đang ở mức 80-100 trường hợp trên mỗi 100.000 ca sinh.
Chuyện vượt cạn không chỉ đơn giản được nói trên TV, phương tiện truyền thông hay qua miệng của bất cứ ông chồng nào.
Nếu sinh con đơn giản như việc các ông chồng làm, chỉ là mang phích nước, quần áo, cạp lồng cơm, sữa, bỉm… vào bệnh viện thì những con số liên quan đến tỷ lệ tử vong mẹ, tiền sản giật, băng huyết… đã chẳng biết nói.
Trong thời đại kỹ thuật số mọi câu chuyện đều được cập nhật nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhóm chủ đề được quan tâm không thể không kể tới chuyện đẻ thường của các mẹ bầu.
Có đến hàng chục, hàng trăm các group và bài đăng trên Facebook được lập ra với những cái tên như “sinh con tự nhiên”, “kinh nghiệm sinh con tự nhiên”… để không chỉ sản phụ mà còn cả gia đình tham khảo.
Không phải ai cũng có điều kiện để đóng các gói từ 50 đến 100 triệu vào các bệnh viện dịch vụ lớn, theo dõi sức khỏe và mổ đẻ chi phí cao. Với những người mẹ sinh con tự nhiên, đây vừa là điều thiêng liêng vừa bởi vì chẳng còn lựa chọn nào khác.
Sinh thường, là một cửa sinh mẹ mở ra cho con nhưng đồng nghĩa mẹ cũng đang ngắm nhìn con từ phía bên kia của cửa tử.
Theo lời tự sự của chị H., chị bị băng huyết không rõ vị trí, lại không thể cầm máu nên các bác sĩ lo lắng với trường hợp của chị hơn hẳn so với băng huyết thông thường. Tự bản thân chị còn có thể cảm nhận rõ lượng máu đang trào ra – nhưng bởi niềm hạnh phúc làm mẹ, chị Huyền vẫn vững vàng ý chí, mở mắt nhìn con, cố gắng tạo ra cho bản thân mình 1 kỳ tích.
Nhưng chị lại phải mổ băng huyết lần thứ 2, do ổ bụng tiếp tục trào máu không rõ nguyên nhân. Chỉ trong 15 phút, người chị đã trắng bệch, mất đi 80% lượng máu của cơ thể.
Nhưng may mắn, phép màu đã xảy ra, lần thứ 2 ca mổ thành công – chị Huyền đã có thể ở lại với con gái, cùng con khôn lớn.
Dù không thể nói chuyện nhiều ngày, người đang phù nước nhưng ngay lúc ấy và đến thời điểm tỉnh táo để viết lại những dòng tâm sự, chị Huyền vẫn thật may mắn làm sao.
Tùy vào từng thể trạng của mỗi sản phụ mà việc sinh thường diễn ra lâu hay chóng, vất vả hay dễ dàng. Đặc biệt có những trường hợp sinh thường oái oăm tới mức, thai nhi lộn chân, tay, lườn ra trước càng làm sản phụ mất sức, khó sinh dẫn đến băng huyết…
Theo thông tin từ Bộ Y tế, sản phụ sinh thường sẽ phải đối diện nguy cơ băng huyết, không thể cầm máu (như nhân vật trong câu chuyện đã mất tới 80% lượng máu trong cơ thể), phải cắt tử cung, thắt động mạch chậu, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan hay thậm chí phải can thiệp ECMO.
Sau đó, nếu sản phụ qua khỏi – vẫn còn đó nguy cơ sản giật (dẫn đến xuất huyết não, phù võng mạc, suy tim…) hay trầm cảm sau sinh…
Còn đối với mẹ bầu chọn sinh mổ, không phải hoàn toàn có thể tránh khỏi các nguy cơ xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh.
Hiện nay rất nhiều các mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ nhờ ưu điểm không mất sức, ít rủi ro, ngăn chặn các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, rau cài răng lược, đầu thai không thuận… Theo đó, có cả chỉ định ngày mổ của bác sĩ sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe sản phụ.
Tuy nhiên sinh mổ có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sữa mẹ, tụt huyết áp, thiếu thẩm mỹ ở vết mổ, tử cung không thể phục hồi (lâu dài hoặc vĩnh viễn).
Như trong trường hợp của chị Đ.T.A, lúc sinh mổ chị được gây mê tủy sống. Sau khi sinh con, chị An hoàn toàn tỉnh táo nhưng thời điểm thuốc tê hết tác dụng, con đau kéo dài làm chị trở nên stress, lâu dần dẫn tới mất ngủ. Thể chất thay đổi làm nguồn sữa mẹ của chị ít dinh dưỡng, lượng sữa cũng chẳng dồi dào.
Vậy nên, cho dù sinh thường hay sinh mổ, sức khỏe của sản phụ vẫn trực tiếp bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều sản phụ cần là luôn được quan tâm, động viên, bồi bổ.
Sẵn sàng là không ở thể chất mà còn cả vấn đề về tinh thần. Sinh con, chuẩn bị một tương lai cho con chính xác là một sự dũng cảm. Bước đầu tiên khi sinh người mẹ cần bước là luôn ở cửa sinh, cùng đứa con của mình.
Theo Th. S Đinh Thế Hoàng – Khoa Y, Đại học Quốc gia HCM tổng hợp từ các báo cáo cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai tăng nhanh qua từng năm. Tại Việt Nam, tỉ lệ mổ lấy thai 20 năm trước chỉ 10% nhưng trong thập niên gần đây đã tăng lên từ 40-50%.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đế sự thay đổi cách chọn hình thức sinh của gia đình mẹ bầu lẫn mẹ bầu. Trong đó nguyên nhân khách quan do xã hội ngày càng phát triển, sản phụ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, thăm khám thai định kỳ nhằm phát hiện các trường hợp cần phải sinh mổ.
Còn nguyên nhân chủ quan do độ tuổi kết hôn ở phụ nữ tăng, nhu cầu sinh con giảm, sản phụ và gia đình muốn sinh con theo ngày giờ, ngại sinh tự nhiên, nghĩ rằng sinh mổ sẽ an toàn cho mẹ và bé hơn so với sinh ngả âm đạo (sinh thường).
Tuy nhiên theo các bác sĩ, sản phụ chỉ nên chọn sinh mổ khi có chỉ định về chuyên môn (ngôi thai bất thường, thai quá to, nhau cài lược…) bởi sản phụ sinh thường thực chất lại an toàn cho bé hơn. Sức khỏe và đề kháng của thai nhi sinh thường cũng tốt hơn sinh mổ.
PGS. TS Khánh Trang nói “Mục đích cuối cùng của mỗi cuộc sinh là không để xảy ra chuyện tử vong ở sản phụ và em bé, đặc biệt là sản phụ vì đây là một biến cố rất lớn. Sinh tự nhiên khi cả mẹ và bé đều phải khỏe mạnh, đạt những tiêu chuẩn cần thiết. Khi sản phụ không thể sinh tự nhiên được thì phải mổ, nếu không tính mạng cả sản phụ và em bé đều có thể bị đe dọa”.
Sau cùng cần quan tâm tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cả trước và sau sinh của sản phụ. Vì chuẩn bị tốt chi bằng chuẩn bị tốt nhất và chẳng có gì tốt hơn ngoài kiến thức để bảo vệ chính mình.
Về nguyên nhân khách quan do xã hội ngày càng phát triển, sản phụ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, sản phụ được thăm khám thai định kỳ và được phát hiện sớm các trường hợp cần can thiệp sinh mổ.
Nguyên nhân chủ quan do tuổi kết hôn ở phụ nữ tăng, nhu cầu sinh con giảm, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con nên sản phụ và gia đình muốn sinh con theo ngày giờ, tâm lý ngại sinh con theo ngả tự nhiên, nghĩ rằng sinh mổ sẽ an toàn cho mẹ và bé hơn sinh ngả âm đạo…
Nguồn: https://molistar.com/xa-hoi/don-con-chi-2-phut-me-chua-nhin-ro-mat-da-lim-di-cua-sinh-me-cho-con-cua-tu-chuc-cho-me