Connect with us

Hi, what are you looking for?

Bật Mí Showbiz 24H

Biên kịch phim ‘Biệt động Sài Gòn’ qua đời


Hà NộiNhà biên kịch Lê Phương – tác giả phim “Biệt động Sài Gòn” – mất tại nhà riêng tối 14/5, thọ 89 tuổi.

Vợ ông – biên kịch Trịnh Thanh Nhã – cho biết 5 năm nay, sức khỏe ông xuống dốc vì bệnh phổi. Hai người vừa là bạn đời, vừa là đồng nghiệp ở Hãng Phim truyện Việt Nam. Khi mới về đơn vị công tác, kịch bản đầu tay của bà Thanh Nhã là Chuyện cổ tích dành cho tuổi 17, được ông Phương trực tiếp hướng dẫn. Không có con chung, họ gắn kết trong công việc, cuộc sống. Nhiều năm nay, bà Nhã luôn ở bên chăm lo sức khỏe chồng.

Đạo diễn Long Vân của phim Biệt động Sài Gòn buồn khi hay tin biên kịch Lê Phương qua đời. “Ông Lê Phương là người bạn thân thiết, làm việc ăn ý với tôi trong công việc. Khi đọc kịch bản của ông, tôi thẳng thắn chia sẻ cảm nghĩ, ông Phương đều lắng nghe. Trong cuộc sống, ông ít nói, trầm ngâm, nhưng nói ra câu nào cũng đều thâm thúy, đáng suy ngẫm”, đạo diễn Long Vân nói.

Nhà văn Lê Phương ở tuổi xế chiều. Ảnh: Facebook Trịnh Thanh Nhã

Nhà văn Lê Phương ở tuổi xế chiều. Ảnh: Facebook Trịnh Thanh Nhã

Lê Phương tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1933 tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông tham gia quân ngũ khi mới 16 tuổi, bắt đầu viết truyện ký từ giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Năm 1960, ông trở thành nhà báo, nhà văn, chuyên viết đề tài công nhân, nổi tiếng với tiểu thuyết Bất khuất (nói về vùng mỏ), Nhà xuất bản Lao động in lần đầu năm 1963.

Advertisement. Scroll to continue reading.

Giai đoạn năm 1963-1978, ông cho ra đời bảy tiểu thuyết, trong đó có các tác phẩm chứa kiến thức chuyên môn như Pháo đài 44 (về các chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng, 1965), Thung lũng Cô Tan (địa chất, 1973).

Năm 1977, ông bắt đầu sáng tác kịch bản phim. Lê Phương viết không nhiều nhưng tác phẩm của ông đều để lại dấu ấn sâu đậm với khán giả, như Nơi gặp gỡ tình yêu (hai tập, 1980), Biệt động Sài Gòn (bốn tập, viết chung với Nguyễn Thanh)…

Thanh Loan trong phim

Nghệ sĩ Thanh Loan đóng ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn”. Video: HPTVN

Từ sau năm 1990, ông bắt đầu viết phim truyền hình, nổi tiếng với bộ Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ. Sau đó, ông cùng vợ – biên kịch Trịnh Thanh Nhã – viết chung nhiều phim dài tập như Ngã ba thời gian, Con nhện xanh, Mã số thần kỳ, Nước mắt đàn bà, Tổ ấm, Chiều không nhạt nắng…

Advertisement. Scroll to continue reading.


Nguồn: https://vnexpress.net/bien-kich-phim-biet-dong-sai-gon-qua-doi-4463661.html
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright © 2022 BATMISHOWBIZ