Tổ đỉa là căn bệnh viêm da đặc biệt, thường khởi phát đột ngột và tiến triển dai dẳng. Người bệnh cần sớm nắm bắt được các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có cách chữa kịp thời, hiệu quả.
Bệnh tổ đỉa là gì, có lây không?
Bệnh tổ đỉa là tình trạng da bị viêm nhiễm hoặc viêm da cơ địa, đặc trưng bởi dấu hiệu nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mu tay chân, gây ngứa ngáy, khó chịu. Mỗi mụn nước có kích thước từ 1 – 2mm và sẽ lành lại sau khoảng trên 3 tuần.
Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm và không có yếu tố lây lan bên ngoài. Người thân hoàn toàn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh mà không cần cách ly. Tuy vậy, tổ đỉa hay mề đay là các căn bệnh khó chữa và dễ gây bội nhiễm, nhất là khi chúng ta không phát hiện sớm nguyên nhân và triệu chứng để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa
● Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử cơ địa dị ứng, dễ nhiễm khuẩn sẽ tăng nguy cơ bị tổ đỉa. Theo thống kê, có trên 50% bệnh nhân là do di truyền.
● Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, bụi phấn,… gây kích ứng da.
● Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn khiến da bị viêm, tổn thương và gây ra bệnh.
● Do cơ địa: Một số bệnh lý hen suyễn, viêm thận, viêm gan,.. cũng có thể gây bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, ăn uống không điều độ, sinh hoạt thất thường cũng là điều kiện để bệnh phát triển.
● Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do Nấm: Khi bị nhiễm nấm tay chân, khả năng kháng khuẩn của da sẽ kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
● Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến dị nguyên dễ xâm nhập và gây bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cần chú ý
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Thực tế, các triệu chứng bệnh tổ đỉa xuất hiện theo đợt và sẽ tiếp tục tái phát khi có điều kiện thích hợp. Qua một đợt tiến triển, bệnh sẽ để lại những vết thâm, sẹo hoặc dấu vết nhất định.
● Nhiễm khuẩn mụn nước: Mụn nước/bọng nước sưng đỏ hoặc chuyển màu đục, đi kèm sưng hạch bạch huyết và gây sốt kéo dài.
● Ngứa, nóng rát: Mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra làm ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi nhiều thì vết thương càng sưng tấy, đau và nóng rát.
● Da khô, có vảy: Khi mụn nước xẹp xuống sẽ khô lại, đóng thành vảy, bong tróc rồi lành, để lại một điểm dày sừng màu vàng đục trên da của người bệnh tổ đỉa, nhìn thiếu thẩm mỹ.
● Móng tay, móng chân thay đổi hình dáng: Móng tay, chân bị ảnh hưởng bởi mụn nước, hạch bạch huyết sẽ sưng lên, biến dạng theo thời gian.
Bệnh tổ đỉa nên uống thuốc gì?
Thuốc Tây
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da do bệnh tổ đỉa mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân những loại thuốc sau:
● Thuốc chống dị ứng Chlorpheniramine, Loratadine: Giúp đẩy lùi nguyên nhân.
● Kem và thuốc mỡ Corticosteroid: Tác động khiến mụn nước biến mất.
● Nước muối sinh lý hoặc dung dịch: Làm sạch vùng da tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra, hạn chế lây lan.
● Tiêm Triamcinolone: Tiêm trực tiếp đến vùng thương tổn tác động phục hồi da từ bên trong.
● Thuốc chống nhiễm khuẩn: Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn do bệnh tổ đỉa khi mụn nước bong ra.
● Thuốc kháng khuẩn histamin: Giảm ngứa, hạn chế nhiễm trùng, làm lành tổn thương trên da.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam
Các bài thuốc Nam giúp đẩy lùi mụn nước, làm lành vùng da tổn thương một cách an toàn, hiệu quả.
● Bài thuốc trị tổ đỉa bằng Lá lốt: Dùng 30g lá lốt tươi rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt và chia ra uống 3 lần/ngày. Phần bã lá lốt đem đun sôi cùng nước, sau đó ngâm tay chân khoảng 15 phút.
● Tỏi: Chuẩn bị 2 củ tỏi, bóc vỏ, đập dập và ngâm cùng 300ml rượu trắng khoảng 1 tuần. Sau đó dùng rượu tỏi xoa trực tiếp lên vùng tổ đỉa khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
● Rau răm: Lấy 50g rau răm, rửa sạch, giã nát cùng ½ thìa cafe muối trắng. Dùng hỗn hợp rau răm và muối chà xát lên phần da bị tổ đỉa. Áp dụng 2 lần/ngày để đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Nguồn: https://molistar.com/doi-song/benh-to-dia-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-khong-tai-phat