Nếu mọi sự việc diễn ra “suôn sẻ”, Tau Herculids sẽ có màn “chào sân” ngoạn mục với 1.000 ngôi sao băng/giờ, một trận “bão sao băng” cường độ gấp 10-20 lần các trận mưa sao băng khác.
Theo tờ Space, các nhà thiên văn học, khí tượng học khắp thế giới đang đón đợi một cơn bão sao băng ngoạn mục có thể xảy ra vào đêm 30 hoặc 31-5 (tùy múi giờ). Đó là Tau Herculids, trận mưa sao băng mới, lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới.
Mưa sao băng Tau Herculids bắt nguồn từ một sao chổi vừa tan vỡ tên 73P/Schwassmann-Wachmann (SW3) mà năm nay Trái Đất sẽ bắt đầu bay qua vùng đá bụi mà nó tạo thành khi vỡ ra cách đây không lâu.
Nếu các tính toán là chính xác, các mảnh vụn sẽ va chạm với bầu khí quyển Trái Đất, bốc cháy và tạo nên mưa sao băng – theo cùng cách thức với các trận mưa sao băng khác.
Nhưng bão sao băng không phải là một sự đảm bảo 100%, NASA cảnh báo.
Nếu các mảnh vỡ sao chổi di chuyển chậm hơn 321 km/giờ , “thì sẽ không có gì đến Trái đất và sẽ không có thiên thạch nào từ sao chổi này”, tiến sĩ Bill Cooke, người lãnh đạo văn phòng Môi trường thiên thạch của NASA tại Trung tâm Chuyến bay không gian Marshall ở Huntsville, Alabama – Mỹ, cho biết.
Vì vậy tất cả những gì mọi người trên thế giới có thể làm là chờ đợi. Bắc Bán cầu được cho là phù hợp để quan sát bão sao băng, nếu nó xảy ra. Để quan sát mưa sao băng tốt nhất bạn nên chọn nơi tối, thoáng đãng và để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút.
Nguồn: https://molistar.com/doi-song/dem-nay-the-gioi-co-the-don-bao-sao-bang-lon-nhat-moi-thoi-dai