Connect with us

Hi, what are you looking for?

Bật Mí Showbiz 24H

Nhạc sĩ Cung Tiến qua đời


MỹNhạc sĩ Cung Tiến – tác giả của loạt tình khúc kinh điển “Hương xưa”, “Hoài cảm”… – qua đời ở tuổi 84.

Theo cáo phó của gia đình, ông qua đời ngày 10/5 tại Los Angeles, California. Tang lễ được tổ chức hôm 2/6 trong phạm vi gia đình và một số thân hữu. Sau khi hỏa táng, tro cốt được đặt tại Nhà tang lễ, Công viên tưởng niệm núi Conejo (California).

Nhạc sĩ Cung Tiến (1938 - 2022). Ảnh: Nhạc xưa

Nhạc sĩ Cung Tiến (1938-2022). Ảnh: Nhạc xưa

Nhiều nghệ sĩ, khán giả bày tỏ tiếc thương khi hay tin. Ca sĩ Quang Thành cho biết: “Những Hương xưa, Hoài cảm sẽ còn mãi”. Khán giả Ngọc Phượng trích lời ca khúc Hoài cảm tưởng nhớ tác giả gạo cội: “Chờ nhau hoài cố nhân ơi/ Sương buồn che kín nguồn đời/ Hẹn nhau một kiếp xa xôi/ Nhớ nhau muôn đời mà thôi…”.

Nhạc sĩ Cung Tiến tên đầy đủ là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội, nổi tiếng với dòng nhạc tiền chiến. Âm nhạc Cung Tiến chinh phục khán giả nhiều thế hệ với giai điệu cổ điển, ca từ đẹp dù ông sáng tác ít. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ Chung Quân và Thẩm Oánh. Năm 1953, ở tuổi 15, ông gây ngạc nhiên với giới mộ điệu khi ra mắt nhạc phẩm đầu tay Hoài cảm Thu vàng. Hai ca khúc được ông sáng tác khi lần đầu xa nhà từ Bắc vào Nam trong nỗi nhớ quê.

Advertisement. Scroll to continue reading.
Tuấn Ngọc hát 'Hương xưa' (Cung Tiến)

Tuấn Ngọc hát “Hương xưa” (Cung Tiến). Video: YouTube Nhạc Bolero

Năm 1957, ông viết Hương xưa – ca khúc nhạc sĩ tâm đắc nhất sự nghiệp. Ca sĩ Duy Trác là người đầu tiên thể hiện, đưa bài hát trở thành một trong những tình khúc bất hủ của tân nhạc. Nhạc phẩm sau đó được nhiều giọng ca ghi âm, từ Sĩ Phú, Lệ Thu, Tuấn Ngọc đến Trần Thu Hà. Từ năm 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế, đồng thời nghiên cứu các khóa về dương cầm, hòa âm, phối khí tại Sydney. Thập niên 1970, ông sang Anh du học và tiếp tục tìm tòi âm nhạc. Năm 1987, sau khi ra nước ngoài định cư, ông sáng tác tấu khúc Chinh phụ ngâm.

Ngoài viết nhạc, ông còn đóng góp nhiều khảo luận về nhạc dân gian trong nước, nhạc hiện đại phương Tây. Thập niên 1950-1960, ông từng sáng tác, phê bình văn học, dịch thuật cho các tạp chí với bút hiệu Thạch Chương. Hai truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký viết dưới hầm của Dostoevsky và cuốn Một ngày trong đời Ivan Denisovich của Solzhenitsyn.

Mai Nhật

Advertisement. Scroll to continue reading.


Nguồn: https://vnexpress.net/nhac-si-cung-tien-qua-doi-4472147.html
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright © 2022 BATMISHOWBIZ